Cùng con làm quen với nhóm chữ cái b, d, đ trên ICANKid

Cùng con làm quen với nhóm chữ cái b, d, đ trên ICANKid

Tròn bài viết  kỳ trước, ICANKid đã giới thiệu với cha mẹ cách dạy trẻ làm quen với nhóm chữ cái đầu tiên là (a, ă, â). Bài viết này sẽ tiếp tục giới thiệu với cha mẹ cách hướng dẫn con làm quen với nhóm chữ cái tiếp theo (b, d, đ) bằng ứng dụng ICANKid.

Nhận diện hình dáng và cách phát âm chữ b, d và so sánh hai chữ cái b và d

Đầu tiên, cha mẹ hãy mở cho con xem video “Chữ cái dễ thương| Chữ B”. Trong video này cha mẹ cần giúp trẻ nhận diện và ghi nhớ hình dáng của các chữ cái b; phân biệt chữ cái b (in thường) và chữ cái B (in hoa), đồng thời ghi nhớ cách phát âm chữ cái b.

Giúp trẻ ghi nhớ chữ b (in thường) qua cách tạo dáng cơ của diễn viên nhí
Giúp trẻ ghi nhớ chữ b (in thường) qua cách tạo dáng cơ của diễn viên nhí
Giúp trẻ ghi nhớ cách phát âm và phân biệt hình dáng chữ B (in hoa) và chữ b (in thường)
Giúp trẻ ghi nhớ cách phát âm và phân biệt hình dáng chữ B (in hoa) và chữ b (in thường)

Tiếp sau đó, cha mẹ hãy cho con xem video “Chữ cái dễ thương| Chữ D”. Ở video này, ngoài việc giúp trẻ nhận diện và ghi nhớ hình dáng của các chữ cái d; phân biệt chữ cái d (in thường) và chữ cái D (in hoa), ghi nhớ cách phát âm, thì cha mẹ cần giúp con phân biệt sự giống và khác nhau giữa hai chữ cái này như sau:

  • Giống nhau: Chữ d và chữ b đều có một nét sổ thẳng và một nét cong tròn khép kín
  • Khác nhau: Chữ b có nét cong tròn nằm bên phải nét sổ thẳng còn chữ d có nét cong tròn nằm bên trái nét sổ thẳng.
Giúp trẻ ghi nhớ hình dáng, cách phát âm và phân biệt hình dáng chữ D (in hoa) và chữ d (in thường)
Giúp trẻ ghi nhớ hình dáng, cách phát âm và phân biệt hình dáng chữ D (in hoa) và chữ d (in thường)

Nhận diện hình dáng và cách phát âm chữ đ và so sánh hai chữ cái d và đ

Tương tự như đối với chữ cái b và d, ở video “Chữ cái dễ thương| Chữ Đ”, cha mẹ cũng giúp trẻ nhận diện và ghi nhớ hình dáng của chữ cái đ; phân biệt chữ cái đ (in thường) và chữ cái Đ (in hoa), ghi nhớ cách phát âm, sau đó cha mẹ cần giúp con phân biệt sự giống và khác nhau giữa hai chữ cái d và đ như sau:

- Giống nhau: Chữ d và chữ đ đều có một nét sổ thẳng và một nét cong tròn khép kín

Giúp trẻ ghi nhớ hình dáng, cách phát âm và phân biệt hình dáng chữ Đ (in hoa) và chữ đ (in thường)
Giúp trẻ ghi nhớ hình dáng, cách phát âm và phân biệt hình dáng chữ Đ (in hoa) và chữ đ (in thường)

- Khác nhau: Chữ đ có thêm một nét ngang ngắn cắt trên nét sổ thẳng còn chữ d thì không.

Cùng con liên kết các chữ cái b, d, đ với môi trường xung quanh

Với bất kỳ chữ cái nào, việc liên kết các chữ cái với môi trường xung quanh đều rất quan trọng, nên cha mẹ nhớ đừng bỏ qua bước này nhé.

C:\Users\DUNGTT2\Downloads\6ea7595f640e9050c91f.jpg
Giúp trẻ nhận diện chữ đ qua từ “cây đa”

Ví dụ: Nhận diện chữ cái b trong từ “bố/ba”, “bà”, “trẻ” “bạn bè”, “số ba”. Nhận diện chữ cái d trong từ “quả dưa”, “cây dừa”, chữ cái đ trong từ “đậu đỏ”, “cây đa” …

Cùng con ôn luyện và củng cố lại các chữ cái thông qua trò chơi

Việc ôn luyện củng cố các chữ cái của con sẽ trở nên sinh động hơn, kích thích hứng thú hơn rất nhiều với một số trò chơi đơn giản sau đây:

  • Trò chơi tạo hình bằng chữ cái cơ thể: Qua mỗi video “Chữ cái dễ thương” trên ICANKid, trẻ đều đã được xem các diễn viên nhí tạo hình chữ cái bằng cơ thể, nên việc bố mẹ cùng trẻ chơi trò chơi tạo hình vừa giúp con tái hiện và ghi nhớ các chữ cái vừa giúp trẻ vận động một cách linh hoạt.
  • Trò chơi tìm chữ trong từ, tiếng: Cho trẻ tô màu (hoặc gạch dưới) chữ b, d, đ mà trẻ vừa được làm quen trong các từ/ tiếng sau: Con bướm, cái dù, đường làng, bàn ghế, dưa hấu, đàn gà, cá bống, dũng cảm, đu đưa, bế trẻ, dòng suối, đồng lúa …
  • Kể truyện: Sau khi trẻ đã thuộc mặt chữ rồi, cha mẹ có thể cùng trẻ khám phá kho truyện tương tác trên ứng dụng ICANKid, yêu cầu trẻ tìm những từ có chứa chữ b, d, đ trong một đoạn truyện ngắn.
Lời thoại trong câu truyện cổ tích “Cây Tre Trăm Đốt” giúp trẻ nhận biết các chữ cái
Lời thoại trong câu truyện cổ tích “Cây Tre Trăm Đốt” giúp trẻ nhận biết các chữ cái

Cùng với việc học từng chữ cái với diễn hoạt cử chỉ sinh động của giáo viên và diễn viên nhí cùng lứa tuổi qua các video trong, các ngữ liệu vui vẻ, thơ, đồng dao và hình ảnh minh hoạ sinh động trong kho sách nói tương tác với danh mục chuyện cổ tích, truyện kể bằng Tiếng Việt trên ứng dụng ICANKid giúp trẻ thẩm thấu ngôn ngữ một cách hứng thú và tự nhiên hơn.

Từ đó giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn, cải thiện kỹ năng nghe nói, học được từ mới và cách diễn đạt hay, việc nghe nhiều cũng sẽ giúp cho trẻ phát âm tốt hơn.